Bản tin tháng Tháng 7, 2018

Bản tin tháng 7, 2018

Bản tin tháng 7

Bản tin tháng Tháng 7, 2018

Tải Bản Tin

1. Hướng dẫn bổ sung thuế TNCN với phần thu nhập từ trúng thưởng

Ngày 04 tháng 6 năm 2018, Cục Thuế tỉnh Bình Dương ban hành công văn số 10134/CT-TT&HT hướng dẫn thêm về thuế TNCN đối với phần thu nhập trúng thưởng từ hoạt động bốc thăm may mắn trong các sự kiện của Công ty. Theo đó:

  • Nếu người trúng thưởng không phải là công nhân viên của công ty và giá trị phần thưởng do bốc thăm trúng thưởng có giá trị trên 10 triệu đồng thì công ty có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế TNCN đối với phần giá trị vượt trên 10 triệu đồng mà người trúng thưởng nhận theo từng lần trúng thưởng theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
  • Nếu người trúng thưởng là công nhân viên của công ty thì giá trị phần thưởng do bốc thăm trúng thưởng được coi là khoản thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của NLĐ và được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN theo biểu lũy tiền từng phần. Công ty có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế TNCN theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Trường hợp công ty đã khấu trừ, kê khai, nộp thuế TNCN đối với phần giá trị vượt trên 10 triệu đồng mà người trúng thưởng nhận được theo từng lần trúng thưởng theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì công ty thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định tại khoản 5, Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC.

 

2. Khấu trừ thuế TNCN trong chương trình khuyến mại bằng tiền

Ngày 30 tháng 5 năm 2018, Cục Thuế tỉnh Bình Dương ban hành công văn số 9873/CT-TT&HT hướng dẫn về chứng từ thanh toán khoản hỗ trợ chi phí vận chuyển. Theo đó:

Trường hợp theo hợp đồng phân phối sản phẩm được ký giữa công ty và các nhà phân phối (gọi tắt là NPP), giá bán sản phẩm của công ty đã bao gồm chi phí vận chuyển hàng hóa đến địa điểm giao hàng đã đăng ký của NPP, trường hợp NPP tự vận chuyển hàng hóa thì công ty sẽ thanh toán tiền cước phí vận chuyển cho NPP, đây được xem là khoản cung cấp dịch vụ vận chuyển của NPP cho công ty, do đó khi thu tiền cước phí vận chuyển NPP phải lập hóa đơn GTGT giao cho Công ty và kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.

 

3. Chứng từ thanh toán khoản hỗ trợ chi phí vận chuyển

Phí bản quyền, phí giấy phép có thể bị tính vào trị giá hải quan của hàng nhập khẩu. Để tránh rủi ro bị truy thu thuế do nộp thiếu thuế nhập khẩu và thuế GTGT khâu nhập khẩu từ việc xác định trị giá hải quan của hàng nhập khẩu sai, quý khách hàng cần lưu ý:

Trị giá hải quan là giá trị thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, được xác định theo 6 phương pháp, trong đó phổ biến là phương pháp trị giá giao dịch (quy định tại Thông tư 39/2015/TT-BTC từ Điều 5 đến Điều 12).

Phí bản quyền, phí giấy phép liên quan đến hàng nhập khẩu phải cộng vào giá trị hàng hóa nhập khẩu để xác định trị giá hải quan khi đáp ứng đủ các điều kiện (quy định tại Điều 14, Thông tư 39/2015/TT-BTC):

  • Người mua phải trả phí bản quyền, phí giấy phép cho việc sử dụng, chuyển giao các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 4 Điều này đang được xác định trị giá hải quan;
  • Phí bản quyền, phí giấy phép do người mua phải trả trực tiếp hoặc gián tiếp như một điều kiện cho giao dịch mua bán hàng hóa theo quy định tại khoản 6 Điều này đang được xác định trị giá hải quan thể hiện trên hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cấp phép hoặc các thỏa thuận khác về chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;
  • Chưa được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán của hàng hóa nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan.

 

4. Rủi ro bị truy thu thuế nhập khẩu và thuế GTGT khâu nhập khẩu

Phí bản quyền, phí giấy phép có thể bị tính vào trị giá hải quan của hàng nhập khẩu. Để tránh rủi ro bị truy thu thuế do nộp thiếu thuế nhập khẩu và thuế GTGT khâu nhập khẩu từ việc xác định trị giá hải quan của hàng nhập khẩu sai, quý khách hàng cần lưu ý:

Trị giá hải quan là giá trị thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, được xác định theo 6 phương pháp, trong đó phổ biến là phương pháp trị giá giao dịch (quy định tại Thông tư 39/2015/TT-BTC từ Điều 5 đến Điều 12).

Phí bản quyền, phí giấy phép liên quan đến hàng nhập khẩu phải cộng vào giá trị hàng hóa nhập khẩu để xác định trị giá hải quan khi đáp ứng đủ các điều kiện (quy định tại Điều 14, Thông tư 39/2015/TT-BTC):

  • Người mua phải trả phí bản quyền, phí giấy phép cho việc sử dụng, chuyển giao các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 4 Điều này đang được xác định trị giá hải quan;
  • Phí bản quyền, phí giấy phép do người mua phải trả trực tiếp hoặc gián tiếp như một điều kiện cho giao dịch mua bán hàng hóa theo quy định tại khoản 6 Điều này đang được xác định trị giá hải quan thể hiện trên hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cấp phép hoặc các thỏa thuận khác về chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;
  • Chưa được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán của hàng hóa nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan.

 

5. Hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử

Ngày 02 tháng 7 năm 2018, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh ban hành công văn số 1678/CT-TTHT hướng dẫn về sử dụng hóa đơn điện tử. Theo đó:

I. Chữ ký người mua trên hóa đơn điện tử

Trường hợp người mua không phải là đơn vị kế toán hoặc là đơn vị kế toán nếu có các hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa người bán với người mua thì khi người bán lập hóa đơn điện tử, trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua.

II. Miễn chữ ký của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên hóa đơn chuyển đổi

Trường hợp người đại diện theo pháp luật đã có văn bản ủy quyền cho người trực tiếp bán hàng được ký trên hóa đơn, Cục thuế tỉnh Bắc Ninh đồng ý tiêu thức chữ ký trên hóa đơn chuyển đổi có thể là của nhân viên trực tiếp bán hàng hoặc người thực hiện chuyển đổi hóa đơn điện tử. Công ty thực hiện đóng dấu treo vào góc trên, bên trái tờ hóa đơn chuyển đổi.

III. Xử lý hóa đơn điện tử đã lập

Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập cho khách hàng, sau đó phát hiện có sai sót, Công ty phải lập văn bản ghi rõ sai sót, có chữ ký của người mua và người bán. Văn bản xác nhận sai sót được phép lập bằng bản giấy có chữ ký của người bán và người mua. Lập hóa đơn điện tử điều chỉnh sai sót theo quy định tại Điều 9 Thông tư 32/2011/TT-BTC.