Doanh nghiệp phải tuân thủ những gì?

06/01/2021
Doanh nghiệp phải tuân thủ những gì

Doanh nghiệp phải tuân thủ những gì liên quan đến các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ?

Các yêu cầu tuân thủ đối với doanh nghiệp có ghi nhận giao dịch liên kết được tổng hợp dưới đây. Đối với giai đoạn từ 2010 – 2016, các yêu cầu tuân thủ được quy định tại Thông tư 66/2020/TT-BTC (“Thông tư 66”).

Từ năm 2017, các doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu tại Nghị định 20/2017/NĐ-CP (“Nghị định 20”) và Thông tư 41/2017/TT-BTC (“Thông tư 41”).

Tháng 11 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 132/2020/NĐ-CP (“Nghị định 132”) thay thế Nghị định 20 về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Nghị định 132 có hiệu lực từ ngày 20/12/2020. Theo đó, kể từ năm 2020, các yêu cầu tuân thủ sẽ được thực hiện theo yêu cầu của tại Nghị định 132.

 

Nội dung tuân thủ Nghị định 132 Nghị định 20 và Thông tư 41 Thông tư 66
Giai đoạn áp dụng Kể từ năm 2020 trở đi 2017 – 2019 2010 - 2016
Tờ khai thông tin giao dịch liên kết Doanh nghiệp cần chuẩn bị 03 tờ khai liên quan đến giao dịch liên kết, bao gồm:

Mẫu số 01: Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết

Mẫu số 02: Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại Hồ sơ quốc gia

Mẫu số 03: Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại Hồ sơ toàn cầu
Doanh nghiệp cần chuẩn bị 04 tờ khai liên quan đến giao dịch liên kết, bao gồm:

Mẫu số 01: Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết

Mẫu số 02: Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại Hồ sơ quốc gia

Mẫu số 03: Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại Hồ sơ toàn cầu

Mẫu số 04(*): Kê khai thông tin Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia

(*) Riêng Mẫu số 04 chỉ áp dụng cho công ty mẹ tối cao tại Việt Nam, có doanh thu hợp nhất trên 18.000 tỷ đồng và hoạt động nhiều quốc gia.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị Mẫu GCN-01/QLT.

Cho giai đoạn 2013 – 2016, Doanh nghiệp cần chuẩn bị Mẫu 03-7/TNDN (theo quy định tại Thông tư 156/2013/TT-BTC) thay thế cho Mẫu GCN-01/QLT.
Thời hạn nộp tờ khai thông tin giao dịch liên kết Nộp cùng tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (“TNDN”) (chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3, kể từ ngày kết thúc năm tài chính). Nộp cùng tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (“TNDN”) (chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm tài chính).
Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết Người nộp thuế có trách nhiệm lưu giữ và cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết là các thông tin, tài liệu, số liệu, chứng từ gồm:

• Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Mẫu số 01;

• Hồ sơ quốc gia – chuẩn bị theo yêu cầu tại Mẫu số 02

• Hồ sơ toàn cầu – chuẩn bị theo yêu cầu tại Mẫu số 03

• Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia (“CbCR”)(**)

(**) Đối với công ty mẹ tối cao tại Việt Nam, nếu có doanh thu hợp nhất toàn tập đoàn trong năm trên 18.000 tỷ VND, phải chuẩn bị CbCR với thời hạn nộp là 12 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính của công ty mẹ tối cao.
Đối với công ty con, nếu công ty mẹ tối cao phải lập CbCR, công ty con phải cung cấp CbCR cho cơ quan thuế, trừ trường hợp sau. Trường hợp công ty mẹ tối cao (hoặc tổ chức mà công ty mẹ chỉ định nộp thay CbCR) thành lập ở quốc gia đã có thỏa thuận quốc tế về thuế với Việt Nam, đã ký kết thỏa thuận của Nhà chức trách có thẩm quyền với Việt Nam và có cơ chế trao đổi thông tin tự động, cơ quan thuế sẽ thực hiện trao đổi thông tin tự động với cơ quan thuế nước ngoài.
Ngoài ra, nếu có nhiều công ty con cùng ở Việt Nam, có thể chỉ định một người nộp thuế là đại diện nộp CbCR cho cơ quan thuế.
Đối với công ty con mà công ty mẹ tối cao không phải lập CbCR thì thực hiện theo điều ước quốc tế.
Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết được lập trước thời điểm kê khai quyết toán thuế TNDN hàng năm và phải lưu giữ, xuất trình theo yêu cần cung cấp thông tin của Cơ quan thuế.

Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết bao gồm:

• Hồ sơ quốc gia – chuẩn bị theo yêu cầu tại Mẫu số 02

• Hồ sơ toàn cầu – chuẩn bị theo yêu cầu tại Mẫu số 03

• Bản sao báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao (***)

(***) Trong trường hợp Công ty mẹ tối cao không phải chuẩn bị báo cáo lợi nhuận liên quốc gia theo quy định tại nước sở tại; Công ty tại Việt Nam chuẩn bị công văn giải trình nêu rõ nguyên nhân.
Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết với các nội dung được quy định tại Điều 7, Thông tư 66.
Thời hạn cung cấp Hồ sơ cho cơ quan thuế Trong thanh tra: không quy định rõ thời hạn;

Tham vấn trước thanh tra: 30 ngày làm việc; Gia hạn 1 lần 15 ngày làm việc.
Trong thanh tra: 15 ngày làm việc;

Tham vấn trước thanh tra: 30 ngày làm việc; Gia hạn 1 lần 15 ngày làm việc.
Trong vòng 30 ngày làm việc; được gia hạn 1 lần không quá 30 ngày, kể từ ngày hết hạn.

 

Các trường hợp được miễn trừ nghĩa vụ chuẩn bị tờ khai và hồ sơ xác định giá giao dich liên kết?

Nghị định 132 (và Nghị định 20 trước đây) cũng đưa ra một số trường hợp doanh nghiệp sẽ được miễn trừ nghĩa vụ chuẩn bị tờ khai thông tin giao dịch liên kết hoặc hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết. Cụ thể như sau.

Miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết tại mục III, mục IV Mẫu số 01 và miễn chuẩn bị Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết, phải thỏa mãn TẤT CẢ các điều kiện sau:

  • Chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam;
  • Áp dụng cùng mức thuế suất thuế TNDN với người nộp thuế và không bên nào được hưởng ưu đãi thuế TNDN trong kỳ tính thuế,

    Ghi chú:

  • Phải kê khai căn cứ miễn trừ tại mục I, mục II tại Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 20.
  • Theo hướng dẫn tại một số công văn của các cục thuế, nếu thỏa mãn điều kiện miễn kê khai mục III, mục IV Mẫu số 01, doanh nghiệp đồng thời được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.

 

Miễn Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết, phải thỏa mãn 01 TRONG 03 trường hợp:

  • Có tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng;
  • Hoặc, đã ký kết Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (“APA”) và nộp Báo cáo thường niên theo quy định pháp luật về APA;
  • Hoặc, có doanh thu dưới 200 tỷ đồng và thực hiện kinh doanh với chức năng đơn giản, cũng như đạt tỷ suất lợi nhuận thuần trước lãi vay và thuế TNDN trên doanh thu, bao gồm các lĩnh vực như sau:
    • Phân phối (từ 5%);
    • Sản xuất (từ 10%);
    • Gia công (từ 15%).

    Ghi chú :

  • Phải kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo Mẫu số 01.

 

Những khó khăn của doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc tuân thủ các quy định về chuyển giá hiện nay?

Thiếu các văn bản công văn hướng dẫn chi tiết:

So với các lĩnh vực thuế khác (Thuế thu nhập doanh nghiệp (“TNDN”), thuế thu nhập cá nhân (“TNCN”), v.v.), hệ thống các quy định tuân thủ về chuyển giá khá đơn giản, bao gồm hai Nghị định và một Thông tư kể trên. Các văn bản công văn hướng dẫn về chuyển giá hiện cũng tương đối hạn chế so với các lĩnh vực khác và thường chỉ tập trung trả lời các vấn đề nguyên tắc.

Vì vậy, doanh nghiệp thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm hiểu và áp dụng các quy định về chuyển giá trong hoạt động của mình cũng như xác định và thực hiện các yêu cầu tuân thủ theo quy định pháp luật.

Một số khác biệt trong yêu cầu tuân thủ với thông lệ quốc tế:

Trong trường hợp người nộp thuế không thỏa mãn các điều kiện miễn giảm điều kiện tuân thủ quy định tại Nghị định 132, bên cạnh tờ khai thông tin giao dịch liên kết nộp kèm tờ khai quyết toán thuế hằng năm, người nộp thuế sẽ phải chuẩn bị Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết (“Hồ sơ giao dịch liên kết”) (bao gồm Hồ sơ toàn cầu (“HSTC”), Hồ sơ quốc gia (“HSQG”), và Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia (“CbCR”)).

Nội dung của ba hồ sơ/báo cáo này theo quy định tại Nghị định 132 tương đồng với khuyến nghị của OECD trong các hành động BEPS. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số khác biệt, gây khó khăn cho người nộp thuế trong quá trình tuân thủ như sau:

 

Tài liệu Quy định tại Việt Nam Thông lệ quốc tế
CbCR • Nếu người nộp thuế là công ty mẹ tối cao tại Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu trong kỳ tính thuế từ 18.000 tỷ VND trở lên, người nộp thuế cần lập CbCR theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định 132.

• Trong các trường hợp còn lại (không phải là công ty mẹ tối cao tại Việt Nam) người nộp thuế cần cung cấp cho cơ quan thuế CbCR, trừ trường hợp công ty mẹ tối cao (hoặc tổ chức mà công ty mẹ chỉ định nộp thay CbCR) thành lập ở quốc gia đã có thỏa thuận quốc tế về thuế với Việt Nam, đã ký kết thỏa thuận của Nhà chức trách có thẩm quyền với Việt Nam và có cơ chế trao đổi thông tin tự động, cơ quan thuế sẽ thực hiện trao đổi thông tin tự động với cơ quan thuế nước ngoài. .
Trong trường hợp công ty mẹ tối cao không phải chuẩn bị CbCR thì thực hiện theo điều ước quốc tế về thuế.
• Người nộp thuế nếu là công ty mẹ tối cao và ghi nhận mức doanh thu hợp nhất toàn cầu lớn hơn mức tối thiểu (VD: Nhật Bản là 100 tỷ Yên; Hàn Quốc là 1 nghìn tỷ won, v.v.), thì người nộp thuế cần lập CbCR theo mẫu quy định.

• Người nộp thuế nếu không phải là công ty mẹ tối cao thông thường chỉ cần thông báo tới cơ quan thuế, không cần phải lưu trữ và nộp bản sao CbCR của công ty mẹ tối cao theo yêu cầu của cơ quan thuế.
Hồ sơ toàn cầu • Không có quy định trường hợp miễn trừ cụ thể.

• Theo đó, người nộp thuế cần chuẩn bị HSTC trong cả trường hợp Tập đoàn không thuộc trường hợp phải chuẩn bị theo quy định tại nước ngoài.
• Áp dụng với các tập đoàn thỏa mãn một số điều kiện nhất định. Ví dụ:

- Tại Nhật Bản áp dụng với các tập đoàn có doanh thu hợp nhất từ 100 tỷ Yên;

- Tại Hàn Quốc áp dụng cho các tập đoàn có doanh thu hợp nhất từ 100 tỷ won và giá trị giao dịch liên kết liên quốc gia từ 50 tỷ won, v.v.).

 

Thời hạn để chuẩn bị Hồ sơ xác định giao dịch liên kết:

Người nộp thuế có trách nhiệm lưu giữ và cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết khi được cơ quan thuế yêu cầu.

Doanh nghiệp sẽ phải cung cấp Hồ sơ cho cơ quan thuế kịp thời trong trường hợp thanh tra (không nêu rõ thời hạn); và 30 ngày làm việc, được gia hạn tối đa 15 ngày làm việc nếu có lí do chính đáng - trong trường hợp tham vấn trước thanh tra.

So sánh với các quốc gia khác trên thế giới, thời hạn chuẩn bị và nộp Hồ sơ giao dịch liên kết tại Việt Nam tương đối ngắn. Tại các quốc gia khác, thời hạn này thường từ 5 đến 12 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính.

Ví dụ:

  • Tại Nhật Bản, người nộp thuế sẽ phải nộp HSQG cho cơ quan thuế trong thời hạn 45 ngày kể từ khi được yêu cầu, HSTC và CbCR sẽ được nộp qua hệ thống kê khai điện tử trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
  • Tại Hàn Quốc, trong vòng 12 tháng, người nộp thuế cần phải nộp cả ba loại Hồ sơ giao dịch liên kết cho cơ quan thuế qua hệ thống kê khai điện tử.

Khác biệt trong thời hạn chuẩn bị Hồ sơ giao dịch liên có thể khiến người nộp thuế (đặc biệt là các doanh nghiệp FDI) gặp các khó khăn trong việc liên hệ với tập đoàn, công ty mẹ tối cao để có được các tài liệu HSTC, CbCR. Trong trường hợp tập đoàn, công ty mẹ không thể kịp thời chuẩn bị các tài liệu này theo thời hạn tuân thủ tại Việt Nam, doanh nghiệp tại Việt Nam có thể phải cân nhắc tự chuẩn bị các tài liệu này từ đó phát sinh thêm thời gian và chi phí.