Xác định giá giao dịch liên kết? Chuyển giá?

05/01/2021
Xác định giá giao dịch liên kết

Xác định giá giao dịch liên kết (cho mục đích xác định nghĩa vụ thuế) là gì?

Doanh nghiệp có các giao dịch với các bên không có quan hệ liên kết (hay còn gọi là bên độc lập) và các giao dịch với các bên liên kết (hay còn gọi là giao dịch liên kết) (Xem định nghĩa về các loại giao dịch này trong Điều 5, Nghị định 132/2020/NĐ-CP).

Do đặc thù của các giao dịch với các bên liên kết, doanh nghiệp có thể tự lựa chọn mức giá giao dịch vì vậy các doanh nghiệp sẽ có xu hướng lựa chọn mức giá mà họ cho là sẽ giúp họ tối thiểu hóa số thuế phải nộp của tất cả các bên liên kết nhờ vào sự chênh lệch mức thuế suất của các bên liên kết.

Vì vấn đề này, để không bị xói mòn thuế, các quy định thuế thường sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện kê khai các giao dịch liên kết theo mẫu quy định và loại trừ các yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết chi phối, tác động để xác định nghĩa vụ thuế đối với các giao dịch liên kết tương đương với các giao dịch độc lập có cùng điều kiện. Nói theo cách khác, doanh nghiệp phải xác định giá của các giao dịch liên kết theo hướng tương đương với các giao dịch độc lập có cùng điều kiện, sau đó lấy đó làm cơ sở thực hiện các điều chỉnh phù hợp (nếu có các chênh lệch) đối với mức giá được thể hiện trên các chứng từ giao dịch chính thức để tính thuế. Nếu doanh nghiệp chứng minh được mức giá giao dịch nằm trong phạm vi của mức giá của các giao dịch độc lập thì sẽ không có điều chỉnh gì thêm, do đó không làm phát sinh thêm số thuế phải nộp. Vì vậy, các doanh nghiệp thường sẽ cố gắng xây dựng hồ sơ và chính sách giá với các bên liên kết sao cho tối ưu nghĩa vụ thuế nhất trong khi vẫn chứng minh được sự tương đương với các giao dịch độc lập để không bị rơi vào tình huống phát sinh các khoản tiền phạt và tiền thuế phát sinh thêm ngoài dự tính.

Mặc dù có các quy định như trên, trong nhiều trường hợp trên thực tế cả doanh nghiệp và cơ quan thuế cũng không dễ dàng thống nhất được quan điểm về mức giá giao dịch độc lập tương đương do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và điều kiện liên quan. Cả hai bên đều cố gắng tối đa bảo vệ lợi ích của mình.

Lưu ý:

  • Các phương pháp so sánh xác định giá của giao dịch liên kết được trình bày trong Điều 13,14,15 của Nghị định 132/2020/NĐ-CP.
  • Nghĩa vụ thuế liên quan đến giao dịch liên kết, hiện nay, mới chỉ bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp. Các quy định liên quan chưa đề cập đến các loại thuế khác.

 

Chuyển giá là gì? Chuyển giá có vi phạm pháp luật?

“Chuyển giá” không được định nghĩa rõ ràng trong các quy định liên quan, tuy nhiên, căn cứ vào các ngữ cảnh liên quan thì “chuyển giá” được hiểu là hành vi cố tình không kê khai hoặc kê khai giá của các giao dịch liên kết theo hướng không tương đương với giao dịch độc lập để trốn, tránh thuế.

Với cách hiểu như trên thì “chuyển giá” là hành vi vi phạm pháp luật thuế, và do đó nếu bị phát hiện sẽ phải chịu mức thuế theo hình thức ấn định thuế bởi cơ quan thuế (Xem điều 20 của Nghị định 132/2020/NĐ-CP).

 

Những cách thức chuyển giá phổ biến?

  • Nâng giá tài sản cố định khi góp vốn đầu tư : Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào doanh nghiệp trong nước (doanh nghiệp FDI) bằng máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu hoặc đã khấu hao hết nhưng được đẩy giá lên cao hơn nhiều so với giá trị thực. Bằng việc tính giá tài sản cố định cao hơn thực tế, nhà đầu tư nước ngoài đã nâng khống số vốn góp, gây thất thu cho ngân sách; đồng thời số khấu hao tài sản cố định tăng lên tương ứng làm tăng giá thành sản phẩm dẫn đến giảm lãi hoặc bị lỗ, do đó doanh nghiệp chỉ cần nộp ít hoặc không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (“TNDN”) ở Việt Nam.
  • Nâng giá nguyên vật liệu nhập khẩu: Doanh nghiệp FDI nhập mua nguyên vật liệu từ các bên có quan hệ liên kết với mức giá cao hơn mức giá thị trường, làm tăng chi phí đầu vào sản xuất, từ đó làm giảm lãi hoặc bị lỗ.
  • Nhận chuyển giao tài sản vô hình/ dịch vụ: Nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào các công ty con thường chuyển giao một số tài sản vô hình/ cung cấp một số dịch vụ như: chuyển giao công nghệ, bí quyết kỹ thuật, bản quyền, cung cấp dịch vụ quản lý chung, hỗ trợ mua hàng, kiểm định chất lượng, hỗ trợ công nghệ thông tin…Doanh nghiệp FDI có thể thực hiện chuyển giá thông qua việc định giá cao cho các tài sản vô hình được chuyển giao/ dịch vụ được cung cấp.
  • Nhận khoản vay với lãi suất cao: Một hình thức phổ biến khác là doanh nghiệp FDI nhận khoản vay từ các bên có quan hệ liên kết với lãi suất vay vượt quá quy định thông thường.
  • Giảm giá bán hàng hóa: Doanh nghiệp FDI cũng có thể chuyển giá thông qua việc áp dụng giá bán hàng hóa cho các bên có quan hệ liên kết với mức thấp hơn nhiều so với giá bán cho các bên không có quan hệ liên kết, từ đó làm giảm lợi nhuận và giảm thuế tương ứng.
  • Chuyển lợi nhuận ngược (từ nước ngoài vào Việt Nam) của một bộ phận doanh nghiệp FDI trong nước được hưởng ưu đãi lớn về thuế suất thuế TNDN và thời gian miễn, giảm thuế TNDN;
  • Chuyển giá giữa các doanh nghiệp trong nước có quan hệ liên kết và được hưởng các mức ưu đãi thuế TNDN khác nhau.

 

Những trường hợp chuyển giá điển hình? 

Adidas

Adidas AG là một công ty đa quc gia được thành lập vào năm 1948 tại Đức, hoạt động trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất dụng cụ thể thao.

Các sản phẩm của Adidas đã đến Việt Nam rất sớm từ năm 1993 và đến năm 2009 thì một công ty con của Adidas mới được thành lập ở Việt Nam.

Nhiều lập luận cho rằng Adidas Việt Nam đăng ký hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trong vai trò là nhà phân phối bán buôn nhưng thực tế lại phát sinh chi phí của nhà bán lẻ, và đặt nghi vấn đây chính là cách mà Adidas dùng để chuyển giá theo phương thức liên kết giữa công ty mẹ và các công ty con thuộc tập đoàn Adidas nhằm né thuế thu nhập tại Việt Nam.

Cụ thể, theo lãnh đạo của Cục thuế TP.HCM, Adidas Việt Nam hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh là quyền phân phối bán buôn, nhưng danh mục chi phí của doanh nghiệp này lại xuất hiện nhiều chi phí của một doanh nghiệp bán lẻ, như chi phí hỗ trợ vật dụng cho nhà bán lẻ, tiền tiếp thị quốc tế, phí quản lý vùng, tiền hoa hồng mua hàng và đặc biệt, Adidas Việt Nam không phải là nhà sản xuất, nhưng phát sinh khoản tiền bản quyền.

Thực tế, Adidas Việt Nam thanh toán cho Công ty Adidas AG phí bản quyền 6%, chi phí tiếp thị quốc tế 4% doanh thu ròng đối với các sản phẩm được tiêu thụ và cả giá trị sản phẩm được cấp phép.

Ngoài ra, Adidas Việt Nam cũng phải trả chi phí hoa hồng mua hàng cho Adidas International Trading B.V, với tỷ lệ 8,25% giá trị mỗi giao dịch.

Bên cạnh đó, theo hp đồng dịch vụ Đông Nam Á giữa Adidas Singapore và Adidas Việt Nam, Adidas Singapore và các công ty con đa phương, trong đó có Adidas Việt Nam cung cấp một dịch vụ và thỏa thuận việc thu các khoản phí liên quan.

Chính vì phát sinh quá nhiều chi phí trung gian đu vào đã khiến cho giá thành nhập khẩu các sản phẩm Adidas tại thị trường Việt Nam bị đội lên một cách vô lý, làm cho Adidas Việt Nam luôn rơi vào tình trạng thua lỗ và không phải nộp thuế thu nhập.

 

Metro Việt Nam

Metro Việt Nam bắt đu kinh doanh ở Việt Nam t đầu năm 2002 với số vốn ban đầu là 120 triệu USD, trong đó vn pháp định là 36 triệu USD.

Sau khoảng 12 năm hoạt động, 2002-2013, Metro Việt Nam đã 6 lần thay đổi giấy phép kinh doanh, nâng tổng vốn đầu tư tại Metro Việt Nam lên hơn 301 triệu USD vào tháng 5/2013.

Điều đáng lưu ý là trong giai đoạn này, Metro Việt Nam liên tục kê khai lỗ với số lỗ lũy kế lên đến 1.657 tỉ USD và chỉ duy nhất năm 2010 là có lãi 173 tỉ đồng.

Mặc dù lỗ nhưng Metro Việt Nam vẫn tiếp tục mở thêm 19 điểm bán lẻ trên toàn quốc. Từ kết quả này, cơ quan thanh tra thuế đã vào cuộc và xác định có hành vi chuyển giá, qua đó yêu cầu Metro Việt Nam điều chỉnh giảm lỗ, giảm khấu trừ và truy thu thuế với số tiền lên đến hơn 500 tỉ đồng, đồng thời xác định Metro Việt Nam đã có lãi trong 2 năm 2010 và 2011 với số tiền 234,8 tỉ đồng.

Trong số này, khoản điều chỉnh giảm lỗ lớn nhất liên quan đến phí nhượng quyền thương mại, các khoản chi phí không liên quan đến hoạt động kinh doanh của Metro Việt Nam, chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho, chi phí trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, … với số tiền lên đến 335 tỉ đồng.

Khoản điều chỉnh thuế nhà thầu đối với các khoản chi phí bồi hoàn tiền lương trả cho Metro Cash & Carry Đức để trả cho các nhân viên nước ngoài làm việc tại Metro Việt Nam khoảng 62 tỉ đồng; điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào đối với khoản tiền thu hỗ trợ quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại từ các nhà cung cấp lên đến 110 tỉ đồng.

Do những khoản chi phí quá lớn và bất hợp lý được hạch toán vào chi phí của Metro Việt Nam, trong đó đáng kể nhất là chi phí nhượng quyền thương mại, đã khiến cho công ty này liên tục báo lỗ trong hàng chục năm.

Theo số liệu của Tổng cục Thuế, trong giai đon 2002 - 2013, chi phí nhượng quyền thương mại mà Metro Việt Nam phải trả cho công ty mẹ ở Đc đã lên tới 731 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, chi phí lương, thưởng và phụ cấp cho ban giám đốc và chuyên gia nước ngoài trả cho các cá nhân thông qua Metro Cash & Cary GmbH (MCC) tại Đức cũng là một con số rất lớn, lên ti 699 tỉ đồng.

Theo Tổng cục Thuế, đây là những giao dịch liên kết để Metro Việt Nam chuyển giá.

 

Keangnam

Công ty Keangnam Vina là một công ty bất động sản 100% vốn của Hàn Quốc. Vào Việt Nam từ tháng 7/2007, Keangnam Vina ký hợp đồng chìa khóa trao tay với Công ty Keangnam Enterprise – một công ty con thuộc tập đoàn Keangnam Hàn Quốc, làm tổng thầu EPC.

Tổng giá trị của hợp đồng lên đến 871 triệu USD. Vai trò của Keangnam Enterprise không chỉ khảo sát, thiết kế, cung cấp thiết bị máy móc, thi công xây dựng dự án mà còn cung cấp cả dịch vụ tư vấn tài chính, dàn xếp vốn vay cho Keangnam Vina.

Năm 2008, khoản phí tư vấn tài chính mà Keangnam Vina trả cho Keangnam Enterprise lên tới 30 triệu USD, phí dịch vụ sắp xếp nguồn vay lên tới 20 triệu USD, chi phí tư vấn quảng cáo, tư vấn cấp quyền sử dụng đất, cấp giấy phép đầu tư cũng lên đến vài triệu USD.

Do những khoản chi phí đó, Keangnam Vina liên tục báo lỗ và do vậy không nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Khoản lỗ này tất nhiên chuyển thành khoản lãi của Keangnam Enterprise ở Hàn Quốc. Trong khi đó, Keangnam Enterprise chỉ phải nộp thuế nhà thầu cho Việt Nam với mức thuế suất thấp hơn nhiều so với thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam.

Tình hình hoạt động của Keangnam Vina sau 5 năm cho thấy công ty này luôn khai báo lỗ. Theo số liệu của cơ quan thuế, tính đến thời điểm 2011 khi tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark bắt đầu vận hành, doanh thu của công ty đạt trên 5.200 tỉ đồng nhưng công ty lại khai báo lỗ lên đến 140 tỉ đồng.

Từ thực trạng này, cơ quan thuế Việt Nam đã vào cuộc thanh tra và xác định hành vi chuyển giá của Keangnam Vina.

Sau thanh tra, cơ quan thuế đã yêu cầu loại trừ tất cả những khoản chi phí đầu vào bất hợp lý. Rất nhiều khoản giá vốn xây dựng bị dàn xếp bất hợp lý đã bị buộc phải điều chỉnh lại. Vì vậy, tổng giá trị hợp đồng EPC từ mức 871 triệu USD đã giảm chỉ còn 699 triệu USD.

Kết quả thanh tra buộc Keangnam Vina phải thừa nhận hành vi chuyển giá và phải điều chỉnh giá lên đến 1.220 tỉ đồng. Không những vậy, Keangnam Vina còn bị truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp lên đến 95,2 tỉ đồng do điều chỉnh lại lợi nhuận của giai đoạn 2007-2011.

 

Starbucks

Tập đoàn Starbucks (Anh) đã thông qua các hợp đồng vay với với lãi suất cao và tiền bản quyền cao để chuyển lợi nhuận về một công ty liên kết ở Hà Lan. Ở Anh, Starbucks liên tục mở rộng và phát triển nhanh hệ thống các cửa hàng, đến 2012 Starbucks Anh có hơn 700 cửa hàng ở khắp nơi trên quc đảo này và tổng doanh thu lũy kế sau 14 năm kinh doanh Anh lên đến hơn 3 tỷ Bảng Anh (4,8 tỷ USD). Tuy nhiên nhờ thực hiện chuyển giá, thường xuyên báo lỗ nên tổng số tiền thuế công ty đã nộp trong 14 năm chỉ có 8,6 triệu Bảng Anh (13,7 triệu USD). Theo BBC News, với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Anh là 28%, đáng lẽ Chính phủ Anh có thể thu được một khoản tiền thuế từ Starbucks vào khoảng 840 triệu Bảng Anh, nhưng thực tế chỉ thu đưc hơn 1% của khoản tiền đó.

 

e.Bay

Một trường hợp điện hình khác về chuyển giá ở Anh là Tập đoàn e.Bay. Tp đoàn có doanh thu năm 2010 là 789 triệu Bảng Anh, ước tính lợi nhuận khoảng 181 triệu Bảng Anh. Cũng theo BBC News, với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Anh là 28% thì e.Bay phải nộp khoảng 51 triệu Bảng Anh tiền thuế. Tuy nhiên, e.Bay đã thực hiện các thủ thuật chuyển giá để giảm lợi nhuận xuống còn 4,3 triệu Bảng nên chỉ phải nộp khoảng 1,2 triệu bảng tiền thuế trong năm 2010. Nếu so với lợi nhuận thực tế thì e.Bay chỉ đóng thuế bằng 0,66% lợi nhuận, một tỷ lệ rất thấp so với thuế thu nhập doanh nghiệp của Anh. Song, cơ quan thuế của Anh buộc phải chấp nhận vì các hoạt đng định giá, hạch toán kinh doanh, nộp thuế của e.Bay đu được xem là “tuân thủ đy đ các quy định về thuế”.

 

Facebook

Facebook đang phi đối mặt với một vụ kiện từ Internal Revenue Service (IRS). Vụ kiện đã đưc đưa ra xét xử tại tòa án ở San Francisco và mấu chốt của vụ kiện là một thỏa thuận vào năm 2010 giữa Facebook và một công ty con đặt tại Ireland. IRS cáo buộc Facebook cố tình đánh giá thấp tài sản trí tuệ mà họ đã bán cho công ty con của mình, qua đó trốn hàng tỷ đô la tiền thuế.

Trước khi công bố ra công chúng, Facebook định giá tài sản là 6,5 tỷ USD nhưng theo IRS tài sản có giá trị lên đến 21 tỷ USD. Nếu IRS thắng trong vụ kiện tại tòa án thì ước tính Facebook sẽ phải nộp thêm tiền thuế cùng tiền lãi chậm nộp cũng như pht lên đến 9 tỷ USD.

Ireland có mức thuế doanh nghiệp thấp hơn M, do đó, động thái này giúp làm giảm tiền thuế của công ty hoạt đng đa quốc gia. Ngoài Facebook, nhiều ông lớn công nghệ khác bao gồm Google, Amazon cũng lựa chọn Ireland làm “thiên đường trốn thuế”. Bằng cách bán quyền sở hữu trí tuệ cho chi nhánh "con rối" ởớc ngoài, các công ty công nghệ tìm cách chuyển lợi nhuận tới những quốc gia có mức thuế cực thấp như Ireland.