Tổng quan
Thuế thu nhập cá nhân (“TNCN”) là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập của các cá nhân sinh sống, làm việc, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.
Các quy định liên quan đến thuế TNCN trình bày các nội dung sau:
- Các loại thu nhập chịu thuế TNCN
- Các loại thu nhập được miễn thuế
- Xác định cá nhân cư trú và không cư trú
- Căn cứ tính thuế và thuế suất
- Kê khai và nộp thuế
- Quyết toán thuế
- Hoàn thuế
- Hướng dẫn các bước kê khai và nộp thuế
- Các câu hỏi thường gặp
- Một số nội dung về Tiền Lương- Lao động- Bảo hiểm
Để giúp người đọc dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu và nắm bắt các văn bản trên, chúng tôi đã phân tích các trường hợp và hệ thống hóa lại các nội dung trên như dưới đây.
Xem toàn bộ các văn bản liên quan tại đây
1. Các loại thu nhập chịu thuế TNCN:
Thu nhập chịu thuế gồm:
- Thu nhập chịu thuế từ tiền công, tiền lương là tổng các khoản thu nhập cá nhân người lao động nhận được từ người sử dụng lao động chi trả, được trình bày chi tiết tại Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, bổ sung tại Điều 2, Thông tư 119/2014/TT-BTC và các văn bản sửa đổi, hướng dẫn khác.
- Thu nhập chịu thuế ngoài tiền lương, tiền công bao gồm thu nhập từ các hoạt động khác như: kinh doanh, đầu tư vốn, quà tặng, thừa kế, cho thuê tài sản…. được trình bày chi tiết tại Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, bổ sung tại Điều 2, Thông tư 119/2014/TT-BTC và các văn bản sửa đổi, hướng dẫn khác.
(Xem hướng dẫn chi tiết xem ở phần “4. Căn cứ tính thuế và thuế suất”)
2. Các loại thu nhập được miễn thuế
Thu nhập miễn thuế bao gồm nhiều nguồn thu nhập ví dụ như:
- Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
- Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.
- Thu nhập từ kiều hối được miễn thuế là khoản tiền cá nhân nhận được từ nước ngoài do thân nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người Việt Nam đi lao động, công tác, học tập tại nước ngoài gửi tiền về cho thân nhân ở trong nước.
(Xem chi tiết các khoản thu nhập được miễn thuế khác tại Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và các văn bản sửa đổi, hướng dẫn khác)
3. Xác định “cá nhân cư trú” và “cá nhân không cư trú” cho mục đích tính thuế
Để xác định nghĩa vụ thuế TNCN của một cá nhân, trước hết cần xác định tình trạng cư trú của cá nhân đó. Tùy vào việc một cá nhân được xác định là cá nhân cư trú hay cá nhân không cư trú, mà căn cứ tính thuế và thuế suất áp dụng sẽ khác nhau.
Cá nhân cư trú là người đáp ứng 1 trong 2 điều kiện:
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong một năm dương lịch hoặc 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một ngày
- Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú, hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.
Các mô tả và hướng dẫn chi tiết về 2 điều kiện trên được trình bày tại Điều 1 Thông tư số 111/2013/TT-BTC
Cá nhân không cư trú là cá nhân không đáp ứng điều kiện là cá nhân cư trú.
4. Căn cứ tính thuế TNCN và thuế suất
4.1 Đối với cá nhân cư trú
Thuế TNCN phải nộp |
= |
Thu nhập tính thuế |
x |
Thuế suất thuế TNCN |
Thu nhập tính thuế & Thuế suất sẽ phụ thuộc vào từng loại thu nhập chịu thuế như dưới đây:
STT |
Loại thu nhập chịu thuế |
Thu nhập tính thuế = |
Thuế suất = |
1 |
Thu nhập từ tiền lương, tiền công |
Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công – các khoản giảm trừ (xem lưu ý 1*) |
|
2 |
Thu nhập từ kinh doanh |
Doanh thu tính thuế (xem lưu ý 3*) |
|
3 |
Thu nhập từ đầu tư vốn |
Thu nhập chịu thuế (xem lưu ý 4*) |
5% |
4.1 |
Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp |
Giá chuyển nhượng – giá mua của phần vốn chuyển nhượng - các chi phí hợp lý liên quan |
20% |
4.2 |
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán |
Giá chuyển nhượng từng lần |
0,1% |
5 |
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản |
Giá chuyển nhượng từng lần |
2% |
6 |
Thu nhập từ thừa kế, quà tặng |
Phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần phát sinh |
10% |
7 |
Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại |
Phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo hợp đồng chuyển nhượng |
5% |
Các khoản thu nhập khác không được liệt kê tại bảng trên có thể thuộc loại thu nhập được miễn thuế, xem thêm tại phần: “2. Các loại thu nhập được miễn thuế” |
(Nguồn: Thông tư số 111/2013/TT-BTC)
Lưu ý:
Lưu ý 1* Giải thích cho mục 1 “thu nhập từ tiền lương, tiền công” tại bảng trên:
- Thu nhập chịu thuế từ tiền công, tiền lương là tổng các khoản thu nhập cá nhân người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, xem chi tiết tại phần “1. các loại thu nhập chịu thuế TNCN”
- Các khoản giảm trừ: bao gồm các khoản đóng bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc đối với một số ngành nghề) theo quy định của cơ quan nhà nước; quỹ hưu trí tự nguyện (tối đa không quá 1 triệu đồng/tháng); và các khoản giảm trừ gia cảnh. Mức giảm trừ gia cảnh hiện được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 ngày 02/6/2020, cụ thể:
- Mức giảm trừ bản thân: 11 triệu đồng/tháng;
- Mức giảm trừ người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/tháng.
Lưu ý 2* Biểu thuế lũy tiến từng phần (áp dụng cho mục 1 “thu nhập từ tiền lương, tiền công” tại bảng trên) (xem chi tiết tại khoản 2, điều 7, Thông tư số 111/2013/TT-BTC)
Bậc thuế |
Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) |
Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) |
Thuế suất (%) |
1 |
Đến 60 |
Đến 5 |
5% |
2 |
Trên 60 đến 120 |
Trên 5 đến 10 |
10% |
3 |
Trên 120 đến 216 |
Trên 10 đến 18 |
15% |
4 |
Trên 216 đến 384 |
Trên 18 đến 32 |
20 % |
5 |
Trên 384 đến 624 |
Trên 32 đến 52 |
25% |
6 |
Trên 624 đến 960 |
Trên 52 đến 80 |
30% |
7 |
Trên 960 |
Trên 80 |
35% |
Lưu ý 3* Doanh thu tính thuế TNCN (áp dụng cho mục 2 “Thu nhập từ kinh doanh” tại bảng trên)
- Doanh thu tính thuế từ kinh doanh là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế.
- Doanh thu tính thuế đối với cá nhân kinh doanh là mức doanh thu khoán được ổn định trong 01 năm. Trường hợp qua số liệu điều tra xác minh, kiểm tra, thanh tra có căn cứ xác định doanh thu tính thuế thay đổi từ 50% trở lên so với mức doanh thu khoán, cơ quan thuế xác định lại mức doanh thu khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế để áp dụng cho thời gian còn lại của năm tính thuế.
(Xem thêm hướng dẫn chi tiết tại điều 7 và điều 10, Thông tư 40/2021/TT-BTC)
Lưu ý 4* Thu nhập chịu thuế (áp dụng cho mục 3 “Thu nhập từ đầu tư vốn” tại bảng trên)
- Cổ tức nhận được từ việc góp vốn mua cổ phần;
- Lợi tức nhận được do tham gia góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần…
(Xem thêm hướng dẫn chi tiết tại điều 2, khoản 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC)
4.2 Đối với cá nhân không cư trú
Thuế TNCN phải nộp |
= |
Thu nhập tính thuế |
x |
Thuế suất thuế TNCN |
Thu nhập tính thuế & Thuế suất sẽ phụ thuộc vào từng loại thu nhập chịu thuế như dưới đây:
STT |
Loại thu nhập chịu thuế |
Thu nhập tính thuế = |
Thuế suất = |
1 |
Thu nhập từ tiền lương, tiền công |
Thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công (Giống như đối với “cá nhân cư trú” ở trên, tuy nhiên không có các khoản giảm trừ) |
20% |
2 |
Thu nhập từ kinh doanh |
Doanh thu tính thuế (xác định giống cá nhân cư trú) |
|
3 |
Thu nhập từ đầu tư vốn |
Thu nhập chịu thuế (xác định giống cá nhân cư trú) |
5% |
4 |
Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp |
Giá chuyển nhượng từng lần |
0,1% |
5 |
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản |
Giá chuyển nhượng từng lần. |
2% |
6 |
Thu nhập từ thừa kế, quà tặng |
Phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần phát sinh tại Việt Nam. |
10% |
7 |
Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại |
Phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng tại Việt Nam. |
5% |
(Nguồn: Thông tư số 111/2013/TT-BTC)
5. Kê khai, nộp thuế TNCN
5.1. Đối với cá nhân nhận thu nhập
Đối với thu nhập từ tiền lương tiền công
- Nếu chỉ có 1 nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công: Cá nhân không phải thực hiện kê khai và tạm nộp thuế vì tổ chức chi trả thu nhập có nghĩa vụ phải khấu trừ thuế TNCN và thực hiện kê khai và tạm nộp cho cơ quan thuế. Tuy nhiên, đến cuối năm dương lịch, cá nhân phải làm hồ sơ ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức để tổ chức thực hiện quyết toán thuế TNCN hộ cho cá nhân trong năm phát sinh thu nhập. Trường hợp cá nhân không ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức trả thu nhập thì cá nhân sẽ tự thực hiện quyết toán thuế.
- Nếu có nhiều hơn 1 nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công: Cá nhân phải thực hiện kê khai và tạm nộp thuế hàng quý (Xem hướng dẫn chi tiết tại điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC). Kê khai thuế online theo đường link sau https://thuedientu.gdt.gov.vn/ (Phải đăng nhập để xem các thủ tục chi tiết).
Đối với thu nhập từ cho thuê tài sản
- Nếu ước tính tổng thu nhập cho thuê tài sản từ 100 triệu đồng/năm trở xuống: không phải kê khai và nộp thuế TNCN.
- Nếu ước tính tổng thu nhập cho thuê tài sản từ 100 triệu/năm trở lên thì phải kê khai và nộp thuế cho từng lần nhận thu nhập. Tuy nhiên, có thể chọn 1 trong 2 cách sau:
+Trực tiếp kê khai và nộp thuế; (Xem hướng dẫn chi tiết tại Điều 14 Thông tư 40/2021/TT-BTC). Kê khai thuế online theo đường link sau https://thuedientu.gdt.gov.vn/ (Phải đăng nhập để xem các thủ tục chi tiết)
+Yêu cầu và thỏa thuận bên thuê thực hiện kê khai và nộp thuế thay cho cá nhân cho thuê tài sản (Xem hướng dẫn chi tiết tại Điều 16 Thông tư 40/2021/TT-BTC).
Đối với các nguồn thu nhập khác
Việc kê khai được thực hiện theo từng lần phát sinh. (Xem hướng dẫn chi tiết tại khoản 4,5,6 tại Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC và các luật bổ sung liên quan). Kê khai thuế online theo đường link sau https://thuedientu.gdt.gov.vn/ (Phải đăng nhập để xem các thủ tục chi tiết).
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khai theo tháng, theo quý và theo từng lần phát sinh xem hướng dẫn chi tiết tại Điều 44, Thông tư 38/2019/QH14.
5.2. Đối với tổ chức chi trả thu nhập (tiền lương, tiền công)
Định kỳ (hàng tháng hoặc quý), tổ chức trả thu nhập cho cá nhân phải thực hiện kê khai và nộp thuế TNCN thay cho người nhận thu nhập. Cuối năm dương lịch, tổ chức chi trả thu nhập thực hiện các thủ tục quyết toán thuế cho người nhận thu nhập (Xem hướng dẫn chi tiết tại khoản 1, điều 26, Thông tư số 111/2013/TT-BTC).
6. Quyết toán thuế TNCN (chỉ áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú)
Quyết toán thuế TNCN là việc cá nhân thực hiện kê khai toàn bộ thu nhập từ tiền lương, tiền công nhận được trong một năm dương lịch để xác định số thuế TNCN thừa hoặc thiếu so với tổng số thuế TNCN (đối với tiền lương, tiền công) đã tạm nộp trong năm đó, từ đó thực hiện thủ tục hoàn thuế (nếu muốn) hoặc nộp thêm thuế tương ứng để bảo đảm tính tuân thủ. Một số nội dung lưu ý khi quyết toán thuế TNCN:
- Việc quyết toán thuế không áp dụng đối với cá nhân không cư trú.
- Đối với thu nhập không phải tiền lương, tiền công không phải thực hiện quyết toán thuế.
- Các khoản thuế nộp thừa nếu không thực hiện quyết toán sẽ không được hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.
- Thời hạn nộp số thuế TNCN còn thiếu (nếu có) trùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế. Đối với từng trường hợp được tóm tắt dưới đây.
6.1 Đối với cá nhân:
Cá nhân phải thực hiện việc quyết toán thuế đối với thu nhập tiền lương, tiền công theo các cách dưới đây:
- Cá nhân ủy quyền cho tổ chức chi trả thu nhập thực hiện quyết toán thuế thay (nếu thuộc diện được phép ủy quyền);
- Cá nhân tự thực hiện kê khai quyết toán thuế;
- Cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam phải khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh. Cá nhân người nước ngoài khi về nước cũng có thể ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức trả thu nhập tại Việt Nam (Chi tiết xem thêm tại Mục 6.2 Đối với tổ chức trả thu nhập);
- Cá nhân muốn xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì cá nhân phải tự thực hiện kê khai quyết toán thuế (không được ủy quyền cho tổ chức chi trả thu nhập);
Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế:
- Việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN nếu thực hiên sẽ được thực hiện chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng 4 hàng năm (Tuy nhiên do 30/4 và 1/5 là ngày nghỉ nên thời hạn nộp hồ sơ sẽ được kéo dài đến ít nhất là ngày 2/5 hàng năm).
- Đối với cá nhân người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam thực hiện quyết toán thuế cho giai đoạn 12 tháng liên tục kể từ lần đầu tiên tới Việt Nam: ngày thứ 90 kể từ ngày tính đủ 12 tháng liên tục.
Tham khảo hướng dẫn chi tiết kê khai quyết toán tại điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC. Quyết toán thuế online theo đường link sau https://thuedientu.gdt.gov.vn/ (Phải đăng nhập để xem các thủ tục chi tiết). Tùy vào từng cơ quan Thuế, sau khi nộp tờ khai quyết toán thuế online, cá nhân sẽ cần nộp bản giấy tờ khai quyết toán thuế và chứng từ khấu trừ thuế TNCN tại bộ phận một cửa Cơ quan Thuế.
6.2 Đối với tổ chức trả thu nhập:
Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm quyết toán thuế TNCN cho các cá nhân nhận thu nhập khi được ủy quyền. Cá nhân chỉ được ủy quyền trong các trường hợp sau:
- Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại tổ chức đó vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế, kể cả trường hợp cá nhân làm việc không đủ 12 tháng trong năm tại tổ chức, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ đủ thuế 10% mà không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này, được ủy quyền quyết toán thuế tại tổ chức trả thu nhập với phần thu nhập do tổ chức đó chi trả.
- Cá nhân người nước ngoài kết thúc hợp đồng tại Việt Nam chưa thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi về nước thì ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập tại Việt Nam.
Nếu không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế TNCN. Tuy nhiên cơ quan thuế TP. HCM yêu cầu phải làm công văn để thông báo là không có phát sinh thu nhập trong năm (không có mẫu cụ thể, tổ chức tự làm).
Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế:
- Quyết toán thuế hằng năm: Việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN nếu thực hiên sẽ được thực hiện chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng 3 hàng năm.
- Nhận ủy quyền quyết toán thuế cho cá nhân người nước ngoài về nước: 45 ngày kể từ ngày cá nhân người nước ngoài về nước.
Tham khảo hướng dẫn chi tiết tại Điều 26, Thông tư số 111/2013/TT-BTC. Quyết toán thuế online theo đường link sau https://thuedientu.gdt.gov.vn/ (Phải đăng nhập để xem các thủ tục chi tiết).
7. Hoàn thuế
- Trong trường hợp sau khi đã hoàn thành việc nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN, nếu nhận thấy số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp và muốn được hoàn thuế bằng tiền (không phải bù trừ vào kỳ tính thuế tiếp theo) thì tổ chức/cá nhân phải thực hiện thủ tục hoàn thuế theo hướng dẫn chi tiết tại Mục 2, Chương V, Thông tư 80/2021/TT-BTC.
- Trường hợp tổ chức / cá nhân muốn bù trừ vào kỳ tính thuế tiếp theo, thì tự giảm trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo mà không cần phải thực hiện thủ tục gì thêm.
8. Hướng dẫn các bước tự kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và hoàn thuế
8.1 Đối với cá nhân
Bước 2: Xác định xem có thuộc diện tự kê khai hay không? Xem mục 5. Kê khai và nộp thuế TNCN.
Bước 3: Đăng ký thuế tại https://thuedientu.gdt.gov.vn/ chọn mục “Cá nhân" và nộp hồ sơ đăng ký thuế. Xem thêm quy định về hồ sơ đăng ký thuế tại khoản 9 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-TBC.
Bước 4: Xác định bản thân là cá nhân cư trú hay không cư trú cho mục đích tính và kê khai thuế? Xem mục 3. Xác định cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú.
Bước 5: Kê khai và nộp thuế tương ứng cho từng loại thu nhập. Xem mục 5. Kê khai và nộp thuế TNCN.
Bước 6: Quyết toán thuế. Xem mục 6. Quyết toán thuế TNCN.
Bước 7: Hoàn thuế bằng tiền mặt (nếu có). Xem mục 7. Hoàn thuế.
8.2 Đối với tổ chức
Bước 1: Thu thập hoặc đăng ký MST cho người lao động tại https://thuedientu.gdt.gov.vn/ và nộp hồ sơ đăng ký thuế. Xem thêm quy định về hồ sơ đăng ký thuế tại khoản 9 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-TBC.
Bước 2: Định kỳ kê khai và nộp thuế. Xem mục 5. Kê khai và nộp thuế TNCN.
Bước 3: Quyết toán thuế. Xem mục 6. Quyết toán thuế TNCN.
Bước 4: Hoàn thuế bằng tiền mặt (nếu có). Xem tại mục 7. Hoàn thuế.
9. Các câu hỏi thường gặp
Xem chi tiết tại Câu hỏi thường gặp về Thuế.10. Một số nội dung về tiền lương- lao động- bảo hiểm
Xem chi tiết tại Ấn phẩm tiền lương- lao động- bảo hiểm