- Khoản tiền trợ cấp thuê nhà ở:
Khoản tiền thuê nhà ở do doanh nghiệp trả hộ cho người lao động tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế chi trả. Tuy nhiên không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế. Khoản thu nhập này chưa bao gồm tiền thuê nhà.
- Các loại thẻ hội viên người lao động được hưởng:
+ Đối với các loại thẻ hội viên: sân gôn, quần vợt, thể dục thể thao, sinh hoạt câu lạc bộ…: Nếu thẻ hội viên ghi đích danh tên người lao động được hưởng thì khoản chi này tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động. Nếu thẻ hội viên không ghi đích danh mà ghi chung cho cả tập thể thì khoản chi này không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động. Thay vào đó chi phí này sẽ được đưa vào chi phí của doanh nghiệp.
+ Tương tự đối với các dịch vụ khác liên quan đến chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí thẩm mỹ…: Nếu nội dung ghi rõ tên cá nhân được hưởng thì khoản chi đó phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân. Trường hợp không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho cả tập thể thì khoản chi này không tính vào thuế TNCN của người lao động. Thay vào đó chi phí này sẽ được đưa vào chi phí của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, phải đảm bảo được tính hợp lý thì mới được đưa vào chi phí được trừ: Khoản chi này phải nằm trong quy chế hay thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp, có quyết định cụ thể quy định về việc mở thẻ hội viên, hay cho hưởng dịch vụ này.
- Khoản chi văn phòng phẩm, công tác phí, trang phục….
+ Các khoản văn phòng phẩm hay khoản công tác phí này sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế với điều kiện phải phù hợp với quy định và được quy định trong 1 trong các văn bản: thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động, quy chế của công ty.
+ Phụ cấp ăn ca:
Nếu chi bằng tiền: Kể từ ngày 15/10/2016 khi thông tư 26/2016/TT–BLĐTBXH có hiệu lực. Thì khoản chi tiền ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. Nếu Doanh nghiệp chi quá số tiền này thì phần chi quá sẽ phải tính thuế TNCN đối với người lao động. Đồng thời doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ.
Nếu phụ cấp ăn ca bằng tự tổ chức nấu ăn: Nếu doanh nghiệp tổ chức ăn ca dưới hình thức tự nấu ăn thì không giới hạn mức chi. Tuy nhiên cần có đủ hóa đơn chứng từ đầy đủ.
+ Phụ cấp trang phục:
Nếu chi bằng tiền: Thì khoản chi phí sẽ được tính theo số thực chi nhưng không vượt quá 5.000.000đ/người/năm.
Nếu chi trang phục bằng hiện vật: Thì sẽ không bị khống chế mức chi. Tuy nhiên phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lý, hợp lệ đối với khoản trang phục này.
+ Đối với khoản chi phương tiện đưa đón người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.
- Khoản chi sáng chế, cải tiến kỹ thuật, phát minh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và chi trả sẽ không bị tính vào thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, nếu sau đó doanh nghiệp lại tiếp tục chi thưởng thì khoản tiền thưởng này sẽ bị tính thuế TNCN.
- Khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động. Khóa học đó phù hợp với chuyên môn của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.
- Khoản hỗ trợ khám bệnh hiểm nghèo cho người lao động hoặc thân nhân người lao động sẽ không bị tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
- Khoản tiền lương làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, làm thêm giờ vào ban đêm mà được trả lương cao hơn so với tiền lương làm việc giờ bình thường thì Phần thu nhập trả cao hơn bị tính thuế TNCN.