Sai sót thường gặp liên quan đến thuế TNDN

05/05/2021

Sai sót thường gặp tại Doanh nghiệp liên quan đến thuế TNDN:

Chi phí tiền lương

  • Không đầy đủ hồ sơ: HĐLĐ, Bảng chấm công, chữ ký nhận tiền.
  • Hạch toán vào chi phí các khoản chi tiền lương năm trước mà đến hạn nộp tờ khai QT thuế TNDN không chi hết hoặc trích trước chi phí dự phòng tiền lương không đúng quy định (tối đa trong 6 tháng) (Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%).
  • Hạch toán vào quỹ lương không đúng theo hợp đồng lao động, tiền thưởng nhân viên, các khoản chi phụ cấp không đúng quy định.
  • Chi tiền thưởng nhân dịp lễ tết cho người lao động ngoài số tiền được quy định trong HĐLĐ hoặc thỏa ước LĐ tập thể.
  • Lập HĐLĐ khống để tính chi phí, nhưng thực tế không chi.

Chi phí khấu hao TSCĐ

  • Chi phí khấu hao TSCĐ không đủ hồ sơ theo quy định, TS không phải của DN nhưng vẫn trích khấu hao, trích khấu hao vượt quy định.
  • Chi mua sắm TSCĐ nhưng hạch toán một lần vào chi phí mà không hạch toán tăng TSCĐ và tính khấu hao theo quy định; Hạch toán các khoản nâng cấp TS vào chi phí.
  • Hạch toán vào chi phí khoản khấu hao TSCĐ không đúng quy định, chi phí KH TSCĐ không phục vụ cho HĐSXKD, các khoản khấu hao TSCĐ của máy móc thiết bị trong thời gian không tham gia vào hoạt động SXKD. (Trừ trường hợp tạm dừng theo mùa vụ 9 tháng và di chuyển 12 tháng).
  • Đăng ký phương pháp trích khấu hao nhưng không thực hiện nhất quán.
  • Khấu hao TSCĐ Nguyên giá vượt mưc khống chế. (ô tô vượt 1,6 tỷ, máy bay, du thuyền)
  • Không khấu hao TSCĐ phục vụ phúc lợi cho người lao động.

Giá vốn

  • Kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất vào giá vốn trong kỳ, không tương ứng với doanh thu thực tế phát sinh, không phân bổ chi phí SXKD cho SP dở dang cuối kỳ.
  • Hạch toán khối lượng ngyên liệu vào giá vốn cao hơn khối lượng quyết toán công trình.
  • Không lập sổ theo dõi chi tiết chi phí xây dựng dở dang cho từng công trình, xác định giá vốn không có căn cứ.
  • Lập khống bảng kê thu mua hàng hóa (nông, lầm, thủy, hải sản) để hạch toán tăng giá vốn hoặc tăng chi phí.
  • Xác định chi phí  nguyên nhiên vật liệu vượt định mức tiêu hao hợp lý theo quy định của nhà nước.
  • Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp của hàng hóa dịch vụ mua vào.
  • Trích trước chi phí phải trả (TK 335) hạch toán vào giá vốn không đúng quy định; DN không hoàn nhập các khoản trích trước nhưng thực tế chưa chi.
  • Chi phí trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi hạch toán vào giá vốn không đúng quy định.

Nguyên vật liệu

  • Không đầy đủ về hồ sơ, thủ tục
  • Định mức tiêu hao không hợp lý: (so với quy định của NN)
  • Tính giá nhập kho không phù hợp
  • Tính giá xuất kho không phù hợp, không thống nhất
  • Không mở sổ chi tiết (TK 152, 154, 155, 156) theo quy định

Chi phí lãi vay

  • Hạch toán chi phí lãi vay không phục vụ SXKD vào chi phí.
  • Vay cá nhân với lãi suất cao hơn 150% lãi suất cơ bản do NHNN quy định.
  • Không phân bổ chi phí tài chính cho các hoạt động khác (ngoài hoạt động kinh doanh) có sử dụng vốn vay.
  • Tính trực tiếp vào chi phí đối với lãi vay trong thời gian dây dựng cơ bản không vốn hóa vào tài sản).

Các khoản thực chi

  • Hạch toán vào chi phí các khoản chi phí chưa phù hợp doanh thu trong kỳ.
  • Hạch toán vào chi phí các khoản chi phí trích trước mà thực tế chưa chi.
  • Hạch toán vào chi phí các khoản chi phí phục vụ cho hoạt động đầu tư XDCB (đang trong quá trình đầu tư, chưa đi vào hoạt động SXKD).
  • Hạch toán vào chi phí các khoản chi phí không hợp lý, chi phí không phục vụ sản xuất kinh doanh, chi phí không có hóa đơn chứng từ hợp pháp.
  • Khoản chi thưởng sang kiến, cải tiến mà DN không có quy chế quy định cụ thể về việc chi thưởng sáng kiến, cải tiến, không có hội đồng nghiệm thu sang kiến, cải tiến.
  • Hạch toán vào chi phí tính thuế các khoản phạt vi phạm hành chính qua thanh kiểm tra năm trước.
  • DN mua nông lâm thủy hải sản, mua đất, đá, cát, sỏi không phải của người trực tiếp đánh bắt, khai thác nhưng lập bảng kê (mẫu số 01/TNDN) để đưa vào chi phí.
  • Phần chi vượt mức 1 tháng lương (bình quân) đối với các khoản chi đào tạo nghề, chi phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: Chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động.
  • Khoản chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không có trong HĐLĐ, thỏa ước LĐ.
  • Phần chi vượt mức 5 triệu đồng đối với khoản chi trang phục bằng tiền cho người lao động. (chi bằng hiện vật thì không khống chế).
  • Các khoản chi không có hóa đơn chứng từ.
  • Hạch toán vào chi phí các khoản chi trả hộ cho công ty mẹ, nhà thầu có liên quan.
  • Hạch toán vào chi phí các khoản chi do nguồn khác đài thọ.
  • Chi tài trợ cho giáo dục không đúng  đối tượng quy định hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ theo quy định.
  • Chi tài trợ cho y tế không đúng với đối tượng quy định hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ theo quy định.
  • Chi tài trợ cho việc khôi phục hậu quả thiên tai không đúng đối tượng quy định hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ theo quy định.
  • Chi tài trợ làm nhà tình nghĩa cho người nghèo không đúng đối tượng quy định hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ theo quy định.
  • DN hết thời gian ưu đãi thuế TNDN, nhưng vẫn tính.
  • Xác định không đúng ngành nghề, lĩnh vực được hưởng ưu đãi; điều kiện được ưu đãi, thuế suất ưu đãi, thời gian miễn giảm thuế.
  • Đăng ký địa bàn hoạt động nhưng sau đó di chuyển địa bàn, không đủ điều kiện để hưởng ưu đãi miễn giảm thuế TNDN theo quy định của luật đầu tư và luật thuế TNDN.
  • Không hạch toán riêng thu nhập của hoạt động SXKD được hưởng ưu đãi mà xác định miễn giảm thuế TNDN trên tổng thu nhập được hưởng ưu đãi không đúng phương pháp theo quy định.
  • Phân bổ chi phí không đúng giữa các hoạt động có mức ưu đãi về thuế TNDN khác nhau dẫn đến làm tăng số thuế được miễn, giảm đối với các DN đang trong thời gian được ưu đãi về miễn giảm thuế.
  • Hạch toán tăng, giảm chi phí giữa các hoạt động SXKD được ưu đãi về thuế và không được ưu đãi thuế để làm giảm số thuế TNDN phải nộp theo hướng có lợi nhất.
  • Áp dụng ưu đãi thuế TNDN cho cả các khoản thu nhập khác như: thu nhập hoạt động tài chính, các khoản hoàn nhập dự phòng, thanh lý tài sản…
  • Chuyển lỗ không đúng quy định.
  •  Kết thúc năm tài chính, khi làm TK QT TNDN thực hiện rà soát lại toàn bộ các khoản doanh thu, đối chiếu sự phù hợp giữa các bảng biểu, chứng từ, rà soát các khoản chi phí hợp lý hợp lệ, so sánh định mức khống chế, tính thống nhất về thời gian giữa hồ sơ tài liệu (kèm theo) và ngày hạch toán.
  • Lập bảng chi tiết chênh lệch phải điều chỉnh giữa sổ sách kế toán và chế độ thuế => thực hiện kê khai điều chỉnh tăng giảm các khoản doanh thu, chi phí theo nghĩa vụ thuế trên TK QTT.