Quy chế, Quy trình, và Phương pháp kiểm toán nội bộ được hiểu như thế nào ?

Câu hỏi thường gặp
| 25/11/2020
Internal Audit

Quy chế, Quy trình, và Phương pháp kiểm toán nội bộ được hiểu như thế nào ?

Quy chế kiểm toán nội bộ là tài liệu quy định những nội dung sau:
  • Mục đích, quyền hạn, chức năng, trách nhiệm, phạm vi hoạt động của hoạt động kiểm toán nội bộ, phương pháp kiểm toán. 
  • Quyền hạn, chức năng và trách nhiệm của người phụ trách hoạt động kiểm toán nội bộ và các kiểm toán viên. 
  • Trách nhiệm của các bộ phận liên quan. 
  • Yêu cầu về tính độc lập, khách quan, đạo đức nghề nghiệp, chất lượng kiểm toán. 

Quy chế kiểm toán nội bộ phải được phê duyệt bởi cấp lãnh đạo cao nhất của Doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp niêm yết là Ban kiểm soát hoặc Hội đồng Quản trị (với các thành viên độc lập và không điều hành) để bảo đảm tính độc lập về mặt tổ chức cho bộ phận kiểm toán nội bộ. 

Quy chế kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp phải bảo đảm tuân thủ các điều khoản liên quan được trình bày trong Nghị định 05/2019/NĐ-CP, tuy nhiên có thể bổ sung và chỉnh sửa sao cho phù hợp với các đặc điểm và yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp.  

Vào thời điểm hiện tại, đơn vị có thể tham khảo Thông tư 66/2020/TT-BTC ngày 10 tháng 07 năm 2020 ban hành Mẫu Quy chế kiểm toán nội bộ bởi Bộ tài chính để làm cơ sở cho đơn vị tham chiếu khi xây dựng Quy chế kiểm toán nội bộ đảm bảo phù hợp với quy định của Nghị định 05/2019/NĐ-CP, các quy định pháp luật hiện hành và cơ cấu tổ chức, hoạt động của đơn vị. Tải xuống Quy chế mẫu tại đây. (Link). 

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể nhờ các công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ hỗ trợ soạn thảo quy chế này để giúp bảo đảm chất lượng phù hợp nhất ngay từ ban đầu. 
 
Quy trình kiểm toán nội bộ
: là những quy định và hướng dẫn chi tiết về lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, kế hoạch từng cuộc kiểm toán, cách thức thực hiện công việc kiểm toán, lập và gửi báo cáo kiểm toán, theo dõi, giám sát chỉnh sửa sau kiểm toán, theo dõi thực hiện kiến nghị sau kiểm toán, lưu hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ. 

Tài liệu này cũng cần phải được phê duyệt bởi cấp mà phê duyệt Quy chế Kiểm toán toán nội bộ 

Tài liệu này là cẩm nang dành cho các thành viên của bộ phận kiểm toán nội bộ sử dụng và tuân thủ để bảo đảm chất lượng kiểm toán nhất quán và đạt yêu cầu. 

Phương pháp kiểm toán nội bộ: là phương pháp kiểm toán “định hướng theo rủi ro” (theo Nghị định 05/2019/NĐ-CP và theo thông lệ quốc tế), thể hiện cụ thể như sau: 

Kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm phải được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá rủi ro để ưu tiên tập trung nguồn lực để kiểm toán các đơn vị, bộ phận, quy trình được đánh giá có mức độ rủi ro cao, và phải được cập nhật, thay đổi, điều chỉnh phù hợp với các diễn biến, thay đổi trong hoạt động của đơn vị và sự thay đổi của các rủi ro kèm theo. 

Đối với từng cuộc kiểm toán cụ thể, phạm vi kiểm tra cũng dựa trên đánh giá rủi ro, vì vậy các ý kiến bảo đảm sẽ chỉ ở mức hợp lý cao chấp nhận được, chứ không phải là mức bảo đảm tuyệt đối. 

Các tài liệu khác liên quan

Các quy định liên quan
Tổng hợp quy định của VN và Quốc tế về Kiểm toán Nội bộ
Những câu hỏi thường gặp
Những câu hỏi thường gặp về Kiểm toán Nội bộ
Bài viết chuyên môn
Tổng hợp các bài viết, nhận định từ chuyên gia
Các quy định liên quan
Tổng hợp quy định của VN và Quốc tế về Kiểm toán Nội bộ
Những câu hỏi thường gặp
Những câu hỏi thường gặp về Kiểm toán Nội bộ
Bài viết chuyên môn
Tổng hợp các bài viết, nhận định từ chuyên gia
Tại Crowe Vietnam, chúng tôi cung cấp dịch vụ kiểm toán nội bộ được thiết kế riêng theo nhu cầu của doanh nghiệp, vui lòng tìm hiểu chi tiết phía dưới