IAS 37- Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng

IAS 37 định nghĩa và xác định phương pháp kế toán và thuyết minh các khoản dự phòng phải trả (khoản nợ phải trả không chắc chắn về mặt thời gian hoặc giá trị), cùng với các khoản nợ tiềm tàng (có thể là nghĩa vụ và nghĩa vụ hiện tại không thể xác định được hoặc không thể đo lường được) và tài sản dự phòng (có thể là tài sản).

Cả IAS 37 và VAS 18 đều có điểm tương đồng về việc ghi nhận, đánh giá, và trình bày các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng.

Các vấn đề cần lưu ý khi chuyển đổi

Nội dung

IFRS

VAS

IAS 37 và VAS 18 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng

Phạm vi

Chuẩn mực này sẽ không được áp dụng cho các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng phát sinh từ hợp đồng cần thực hiện (là hợp đồng mà chưa bên nào thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào của mình hoặc cả hai bên đã thực hiện một phần nghĩa vụ của mình ở một mức độ như nhau), trừ khi hợp đồng là có rủi ro lớn.

Không đề cập.

Quy tắc đo lường và ghi nhận

Trong trường hợp không chắc chắn được rằng một số sự kiện xảy ra có dẫn đến một nghĩa vụ nợ hay không, Doanh nghiệp phải xác định xem liệu có tồn tại nghĩa vụ nợ tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm hay không thông qua việc xem xét tất cả các chứng cứ hiện có, bao gồm cả ý kiến của các chuyên gia. Bằng chứng được xem xét bao gồm bất kỳ bằng chứng bổ sung nào cho các sự kiện xảy ra sau thời điểm kết thúc kỳ báo cáo. Trên cơ sở các bằng chứng này:

(a) Khi khả năng cao là tồn tại một nghĩa vụ nợ hiện tại tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo, đơn vị ghi nhận một khoản dự phòng phải trả (nếu đáp ứng các tiêu chuẩn ghi nhận); và

(b) Khi khả năng cao là không có nghĩa vụ nợ hiện tại nào tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo, đơn vị thuyết minh một khoản nợ tiềm tàng, trừ khi khả năng giảm sút các lợi ích kinh tế là khó có thể xảy ra.

Trong trường hợp không chắc chắn được rằng một số sự kiện xảy ra có dẫn đến một nghĩa vụ nợ hay không, Doanh nghiệp phải xác định xem liệu có tồn tại nghĩa vụ nợ tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm hay không thông qua việc xem xét tất cả các chứng cứ hiện có, bao gồm cả ý kiến của các chuyên gia. Bằng chứng được xem xét bao gồm bất kỳ bằng chứng bổ sung nào cho các sự kiện xảy ra sau thời điểm kết thúc kỳ báo cáo. Dựa trên cơ sở của các dấu hiệu đó:

a) Khi chắc chắn xác định được nghĩa vụ nợ tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, thì doanh nghiệp phải ghi nhận một khoản dự phòng (nếu thoả mãn các điều kiện ghi nhận); và

b) Khi chắc chắn không có một nghĩa vụ nợ nào tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, thì doanh nghiệp phải trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính một khoản nợ tiềm tàng, trừ khi khả năng giảm sút các lợi ích kinh tế rất khó có thể xảy ra.

Sự sụt giảm giá trị của tài sản

IAS 37 yêu cầu doanh nghiệp tiến hành kiểm tra sự sụt giảm giá trị đối với các tài sản dự kiến phải chịu các tổn thất khi hoạt động trong tương lai hoặc chuyên phục vụ các hợp đồng có rủi ro lớn. Chuẩn mực IAS 36 “Sự sút giảm giá trị của tài sản, điều chỉnh và hạch toán tổn thất do sút giảm giá trị của tài sản” là chuẩn mực áp dụng cho trường hợp trên.

VAS 18 yêu cầu doanh nghiệp tiến hành kiểm tra sự sụt giảm giá trị đối với các tài sản dự kiến phải chịu các tổn thất khi hoạt động trong tương lai hoặc chuyên phục vụ các hợp đồng có rủi ro lớn. Tuy nhiên, không có chuẩn mực VAS nào tương đương với chuẩn mực IAS 36 “Sự sút giảm giá trị của tài sản, điều chỉnh và hạch toán tổn thất do sút giảm giá trị của tài sản”.

Những công việc cần thực hiện
• Rà soát xem có hợp đồng nào có rủi ro cần phải được ghi nhận.

Tại Crowe Vietnam, chúng tôi cung cấp các dịch vụ liên quan đến Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS), vui lòng tìm hiểu chi tiết phía dưới