Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác.
Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ là việc một tổ chức, cá nhân cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng công nghệ của mình.
Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
Góp vốn bằng công nghệ cũng là một hình thức gián tiếp chuyển giao công nghệ.
Các hình thức chuyển giao công nghệ được quy định tại Điều 5 – Luật Chuyển giao Công nghệ 2017, cụ thể:
1. Chuyển giao công nghệ độc lập.
2. Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:
3. Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.
4. Việc chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này phải được lập thành hợp đồng; việc chuyển giao công nghệ tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 và khoản 3 Điều này được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung quy định tại Điều 23 của Luật Chuyển giao Công nghệ.
(Điều 5 – Luật Chuyển giao Công nghệ 2017)
Công nghệ được chuyển giao là một hoặc các đối tượng sau đây:
Ngoài ra, Luật Chuyển giao Công nghệ 2017 cũng quy định cụ thể các trường hợp: Công nghệ được khuyến khích chuyển giao, Công nghệ bị hạn chế chuyển giao và Công nghệ bị cấm chuyển giao.
(Điều 4 – Luật Chuyển giao Công nghệ 2017)
Các bên được quyền tự do thỏa thuận việc chuyển giao công nghệ, không cần thực hiện thủ tục hành chính, trừ trường hợp chuyển giao công nghệ thuộc danh mục hạn chế chuyển giao.
Đối với các công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao phải được sự chấp thuận của Bộ Khoa học & Công nghệ trước khi thực hiện chuyển giao theo quy trình sau:
(Điều 29 – Luật Chuyển giao Công nghệ 2017)
(Điều 29 – Luật Chuyển giao Công nghệ 2017)
(Điều 30 – Luật Chuyển giao Công nghệ 2017)
Cần phải xác định Thẩm quyền của bên chuyển giao công nghệ, Thông tin về đăng ký bảo hộ của công nghệ được chuyển giao, Quyền sở hữu trí tuệ của công nghệ được chuyển giao.
Một trong những công việc phức tạp và khó khăn là định giá công nghệ. Bên chuyển giao và nhận chuyển giao nên tham vấn và trao đổi thông tin với các chuyên gia trong lĩnh vực chuyển giao cũng như những thông tin trên thị trường để có một mức giá phù hợp nhất.
Các bên cũng cần quy định phương thức thanh toán cụ thể trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng để có giải pháp thanh toán hợp lý và hiệu quả trong quá trình chuyển giao công nghệ.
Xác định rõ phạm vi chuyển giao (chuyển giao quyền sở hữu hay chuyển giao quyền sử dụng) để các bên hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tránh dẫn đến tranh chấp về sau.
Khi chuyển giao quyền sử dụng các bên trong hợp đồng chuyển giao công nghệ cần xác định rõ thời hạn chuyển giao công nghệ.
Trường hợp chuyển giao nhiều đối tượng công nghệ thì có thể lập một hoặc nhiều hợp đồng, nhưng nội dung các hợp đồng không được trùng lặp đối tượng công nghệ được chuyển giao.
Trường hợp chuyển giao công nghệ có kèm theo máy móc, thiết bị, phương tiện kỹ thuật thì danh mục và các thỏa thuận về máy móc, thiết bị, phương tiện kỹ thuật này phải được ghi trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng đính kèm.
Trường hợp chuyển giao là tài liệu công nghệ có chứa đựng các giải pháp kỹ thuật, bí quyết kỹ thuật, bản vẽ thiết kế, công thức, quy trình kỹ thuật thì trong hợp đồng cần ghi cụ thể tên, nội dung các tài liệu về công nghệ sẽ được chuyển giao.
Trường hợp chuyển giao công nghệ dưới hình thức đào tạo thì cần ghi rõ số lượng công nhân, cán bộ kỹ thuật, các ngành nghề, nội dung được đào tạo, chi phí, thời gian, địa điểm đào tạo trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng nhưng phải đảm bảo sau đào tạo bên nhận tiếp thu và làm chủ công nghệ được chuyển giao.
Trường hợp chuyển giao công nghệ dưới hình thức cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật để hỗ trợ thực hiện tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào sản xuất thì cần ghi rõ số lượng chuyên gia, nội dung, thời gian và chi phí hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng.
Hợp đồng chuyển giao công nghệ và phần chuyển giao công nghệ thuộc một trong những trường hợp sau đây phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, trừ công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ:
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân không thuộc các trường hợp trên đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ.
(Điều 31 – Luật Chuyển giao Công nghệ 2017)
Việt Nam có nhiều chính sách và ưu đãi để nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ cho các cá nhân, tổ chức tại Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam đã thành lập Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao công nghệ.
Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia hỗ trợ việc chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ bằng các hình thức:
Đối tượng được hưởng các hỗ trợ trên:
Những đối tượng sau đây được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật về thuế: