Một nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo các hình thức sau đây:
Nhà đầu tư nước ngoài không cần sở hữu lượng vốn điều lệ nhất đinh trong đầu tư vào các tổ chức kinh doanh, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.
Trước khi thành lập tổ chức kinh doanh, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, nộp hồ sơ để đăng ký Giấy chứng nhận đầu tư và đáp ứng một số điều kiện theo Luật Đầu tư.
Lợi thế khi thành lập doanh nghiệp:
Cơ cấu doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên hay hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh
Đặc điểm |
Công ty TNHH |
Công ty cổ phần |
Công ty hợp danh |
Yêu cầu số lượng thành viên/cổ đông |
- Một người - Hai người trở lên, không vượt quá 50 người. |
Ít nhất 3 cổ đông, không giới hạn số lượng cổ đông tối đa |
- Ít nhất 2 thành viên họp danh (nếu là cá nhân) - Người góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức. |
Giới hạn trách nhiệm của thành viên/cổ đông |
Chịu trách nhiệm về các khoản nợ giới hạn đến giá trị vốn góp vào doanh nghiệp |
Chịu trách nhiệm về các khoản nợ giới hạn đến giá trị vốn góp vào doanh nghiệp |
- Thành viên hợp danh: không giới hạn - Thành viên góp vốn: giới hạn theo giá trị vốn góp đầu tư vào doanh nghiệp |
Phát hành cổ phiếu |
Không được phép |
Được phép |
Không được phép |
Phát hành trái phiếu |
Được phép |
Được phép |
Không được phép |
Thời gian |
Ít nhất 15 ngày kể từ ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ tùy thuộc vào thủ tục đầu tư. |
Đầu tư dưới hình thức dự án hợp tác công tư giữa chính phủ và nhà đầu tư bên ngoài công lập (PPP)
Hợp đồng giữa cơ quan quản lý và nhà đầu tư (doanh nghiệp thực hiện dự án) quản lý và vận hành cơ sở hạ tầng và dự án dịch vụ công cộng. Hợp đồng đối tác công tư bao gồm:
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư chiếm ít nhất 20% tổng vốn (Tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng).
Đối với dự án có vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng:
Đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
Hình thức đầu tư dựa trên hợp đồng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài để hợp tác kinh doanh, việc phân phối lợi nhuận và sản phẩm mà không thành lập một tổ chức kinh tế. Các bên linh hoạt, khá độc lập trong quyết định các vấn đề của dự án (quyền và trách nhiệm giữa các bên).
Nhà đầu tư nước ngoài theo hợp đồng kinh doanh được cho phép thành lập một văn phòng hoạt động ở Việt Nam để thực hiện hợp đồng.
Thành lập văn phòng đại diện (RO) và Chi nhánh
Văn phòng đại diện |
Chi nhánh |
- Một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam
- Mỗi nhà đầu tư nước ngoài sẽ không được thành lập nhiều hơn một văn phòng đại diện hoặc một chi nhánh có cùng tên với tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương.
- Thời gian: ít nhất 7 ngày sau khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ |
|
- Không được phép trực tiếp thực hiện các hoạt động thương mại ở Việt Nam.
- Vận hành như một văn phòng liên lạc, thúc đẩy các dự án hợp tác, nghiên cứu thị trường nhằm gia tăng cơ hội mua hàng, cung cấp và sử dụng dịch vụ thương mại của các công ty nước ngoài tại Việt Nam và thực hiện các hoạt động khác theo luật hiện hành. |
Có thể tiến hành các hoạt động tạo lợi nhuận trực tiếp tại Việt Nam phù hợp với giấy phép thành lập theo luật pháp Việt Nam và bất kỳ điều ước quốc tế nào mà Việt Nam là thành viên. |
Yêu cầu giấy phép thành lập văn phòng đại diện: - Tuân thủ luật pháp của các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ là các bên tham gia các hiệp ước mà Việt Nam là bên ký kết.
- Nhà đầu tư nước ngoài đã hoạt động ít nhất 1 năm kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký.
- Các điều kiện khác theo Nghị định 07/2016/NĐ-CP |
Yêu cầu giấy phép thành lập chi nhánh: - Tuân thủ luật pháp của các nước và vùng lãnh thổ là các bên tham gia các hiệp ước mà Việt Nam là bên ký kết.
- Nhà đầu tư nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm tính từ ngày thành lập hoặc đăng ký.
- Các điều kiện khác theo Nghị định 07/2016/NĐ-CP |