1. Tuyển dụng
Theo Luật Lao động, nhà đầu tư nước ngoài có thể trực tiếp tuyển dụng nhân sự Việt Nam hoặc thông qua cơ quan lao động được ủy quyền. Nhà đầu tư nước ngoài được yêu cầu đăng ký danh sách nhân viên được tuyển dụng với Sở Lao động địa phương và nộp báo cáo về việc sử dụng lao động theo định kỳ.
Những báo cáo được yêu cầu để sử dụng lao động:
Báo cáo |
Thời gian nộp |
Nơi nhận |
1. Giải thích về nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài/ Giải thích về sử thay đổi nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài. |
Ít nhất 30 ngày trước ngày tuyển dụng dự kiến |
Văn phòng Lao động, Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh |
2. Thông báo thay đổi nhân sự hàng tháng |
Trước ngày 3 của tháng tiếp theo (nếu có) |
Trung tâm dịch vụ việc làm nơi doanh nghiệp hoạt động |
3. Báo cáo thay đổi lao động |
Trong 6 tháng đầu năm: trước ngày 25 tháng 5 Trong 6 tháng cuối năm: trước ngày 25 tháng 11 |
Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội (cho người sử dụng lao động trong ngành công nghiệp) |
Người sử dụng lao động được quyền ký tối đa hai hợp đồng lao động có thời hạn liên tiếp với một nhân viên. Sau đó, hợp đồng lao động không thời hạn phải được ký kết nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động.
3. Thời gian làm việc
Thời gian làm việc thông thường là 8 giờ một ngày (48 giờ một tuần trong lịch làm việc 6 ngày một tuần). Doanh nghiệp được quyền sắp xếp thời gian làm việc theo ngày hoặc theo tuần nhưng phải thông báo trước cho nhân viên. Đối với những công việc nặng, nguy hiểm hoặc trong môi trường độc hại, thời gian làm việc là 6 giờ một ngày.
Thời gian làm việc tăng ca không được vượt quá 50% thời gian làm việc thông thường hoặc 30 giờ một tháng, hoặc 200 giờ một năm. Trong trường hợp thời gian tăng ca trên 200 giờ một năm, doanh nghiệp phải xin cấp phép của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội địa phương. Tuy nhiên, thời gian tăng ca chỉ tối đa 300 giờ một năm.
4. Lương
Mặt bằng thu nhập của lao động ở Việt Nam tương đối thấp. Tuy nhiên, chi phí thuế thu nhập cá nhân (PIT) và các khoản đóng bắt buộc như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp như đề cập bên dưới có thể làm tăng đáng kể chi phí lao động.
Đối với người nước ngoài, các chi phí này phụ thuộc vào tình trạng cư trú và cơ cấu thu nhập của người nước ngoài. Có các chi phí hành chính liên quan đến công việc của nhân viên nước ngoài như giấy phép lao động, giấy phép tạm trú và bảo hiểm.
Mức lương tối thiểu của người lao động Việt Nam làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các tổ chức nước ngoài dao động tùy theo các khu vực khác nhau do nhà nước quy định.
Người lao động làm việc tăng ca phải được trả lượng dựa theo đơn vị tiền lương hay tiền lương cho công việc hiện tại của mình như sau:
5. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định, cả người sử dụng lao động tại Việt Nam và người lao động Việt Nam với hợp đồng lao động từ ba tháng trở lên (sẽ thay đổi thành một tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018) phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Mức bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Bảo hiểm |
Người lao động Việt Nam |
Người lao động nước ngoài |
|||||
Người lao động đóng |
Doanh nghiệp đóng |
Từ 01/12/2018 đến 31/12/2021 |
Từ 01/02/2022 |
||||
Người lao động đóng |
Doanh nghiệp đóng |
Người lao động đóng |
Doanh nghiệp đóng |
||||
Bảo hiểm xã hội |
8% |
17,5% |
- |
3,5% |
8% |
17,5% |
|
Bảo hiểm y tế |
1,5% |
3% |
1,5% |
3% |
1,5% |
3% |
|
Bảo hiểm thất nghiệp |
1% |
1% |
- |
- |
- |
- |
|
Tổng cộng |
10,5% |
21,5% |
1,5% |
6,5% |
9,5% |
20,5% |