Như chúng ta đã biết, hệ thống kế toán là một phần không thể thiếu của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nó cung cấp thông tin về hoat động tài chính cho cả người quản lý ở bên trong doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Chính vì phạm vi cung cấp và phục vụ các thông tin khác nhau, nên kế toán của doanh nghiệp được chia thành kế toán quản trị và kế toán tài chính.
Kế toán tài chính (KTTC)
Là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán. Nhiệm vụ của KTTC là theo dõi, quan sát, tính toán và phản ánh tình hình về tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình và kết quả kinh doanh của đơn vị nhằm phục vụ cho các đối tượng sử dụng thông tin bên trong và bên ngoài đơn vị, nhưng chủ yếu là các đối tượng bên ngoài (Nhà Đầu tư, Cơ quan Thuế, Cơ quan Tài chính, Ngân hàng, Cơ quan Thống kê…)
KTTC cung cấp những thông tin về sự kiện xảy ra nên phải có độ chính xác và tin cậy cao. Mặt khác những thông tin này cần được thu thập trên cơ sở chứng từ và các bằng chứng thực tế và báo cáo tài chính cần được lập theo quy định tại chuẩn mực kế toán và các văn bản pháp lý có liên quan.
Kế toán quản trị (KTQT)
Là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ công ty.
Nhiệm vụ của KTQT là qua số liệu của KTTC, xử lý và cung cấp thông tin về quá trình hình thành, phát sinh chi phí, tình hình quản trị tài sản trong việc hoạch định, kiểm soát và ra quyết định.
KTQT có đặc điểm cơ bản là không những phản ánh những sự kiện đã xảy ra, mà còn phản ánh những sự kiện đang và sẽ xảy ra trong tương lai. Thông tin của KTQT cung cấp gắn liền với những bộ phận chức năng hoạt động trong đơn bị nên KTQT có tính linh hoạt và thích ứng cao.
Nhiệm vụ của Kế toán Tài chính và Kế toán Quản trị tuy khác nhau nhưng đều có chung nhiệm vụ là cung cấp thông tin cho người sử dụng kế toán. Doanh nghiệp luôn cần cả hai loại kế toán này cho mục đích quản lý.
Dựa trên những thông tin tài chính của doanh nghiệp, người làm tài chính doanh nghiệp sẽ quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp phục vụ cho những hoạt động để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Những công việc của tài chính doanh nghiệp bao gồm việc đọc các báo cáo tài chính, quản lý dòng tiền, phân tích báo cáo lợi nhuận và lỗ để từ đó ước tính ra bảng cân đối kế toán và dòng tiền lưu chuyển trong doanh nghiệp. Khi những báo cáo này chỉ ra việc doanh nghiệp đang thiếu hụt nguồn vốn thì người quản trị tài chính doanh nghiệp sẽ dựa trên những công cụ tài chính doanh nghiệp để lập kế hoạch chiến lược giúp khắc phục sự thiếu hụt đó.
Dựa vào bảng cân đối kế toán thì những hoạt động tài chính doanh nghiệp sẽ giúp trả lời được ngay những câu hỏi như:
Như vậy dựa trên những câu hỏi trên đây thì ta có thể thấy hoạt động tài chính sẽ liên quan trực tiếp đến quyết định đầu tư, quyết định về nguồn vốn và quyết định về phân phối những lợi nhuận. Và mục tiêu chung của các quyết định đó là giúp tối đa hóa giá trị cho doanh nghiệp.
Hoạt động thuế là một phần quan trọng trong hoạt động của bộ phận Tài chính - Kế toán của mỗi doanh nghiệp. Kế toán thuế, căn cứ trên số liệu của bộ phận kế toán, cần thực hiện các công việc sau: